Trên thế giới hiện nay, thể loại Bird Photography đã xuất hiện từ rất lâu. Tuy nhiên ở Việt Nam, đây là một thể loại mới mẻ mà nhiều người vẫn chưa có tài liệu hay cách tiếp cận như thế nào.
Chính vì thế, hôm nay VNPHOTO xin giới thiệu tới cho các bạn một bài giới thiệu về Bird Photography.
1. Dụng cụ chụp hình
1.1) Mua, Thuê hay Mượn một chiếc lens dài
Hãy bắt đầu bài viết hôm nay bằng việc thảo luận về các dụng cụ mà một NAG Bird Photography cần để thực hiện. Bird Photography là một thể loại chuyên dụng của nhiếp ảnh. Bởi vì chuyên dụng nên nó cũng cần các dụng cụ chuyên dụng để giúp công việc các NAG trở nên dễ dàng hơn, lens ống dài là một trong số đó.
Lens ống dài giúp cho các NAG phủ đầy frame mấy ảnh với chú chim muốn chụp cũng như là duy trì một khoảng cách an toàn với nó để không tạo ra bất cứ tiếng động nào. Điều này giúp cho chim cảm thấy thoải mái làm việc mình thích mà không cảm thấy bất cứ mối đe dọa nào từ con người, từ đó chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng những bức ảnh trong rất tự nhiên. Tuy nhiên đôi khi lens có tiêu cự lớn lại không cần thiết trong một số trường hợp, nhất là với những loài chim đã quen có hơi người gần xung quanh. Hai hình dưới là ví dụ, hình 1 là hình dùng lens có tiêu cự dài – 400mm, còn ảnh 2 là lens có tiêu cự ngắn – 80mm giúp không chỉ chụp được ảnh con vật mà còn khu vực sống của nó.
Nếu như bạn đang cân nhắc nên mua lens như thế nào thì VNPHOTO nghĩ bạn nên mua lens có tiêu cự ít nhất là 400mm. Hầu hết các nhà NAG chuyên nghiệp sẽ sử dụng lens có tiêu cự 400mm, 500mm, 600mm hoặc thậm chí là 800mm. Ngoài ra, hệ số cúp nhỏ (crop factor) cũng rất hữu dụng nếu camera bạn đang sử dụng không phải là full frame. Ví dụ, camera của bạn là camera cảm biến Canon size APS-C, bạn có thể sử dụng hệ số cúp nhỏ là 1.6x. Điều này có nghĩa là lens 400mm sẽ trở thành 640mm trên camera full frame.
Nếu như bạn mới bắt đầu Bird Photography, VNPHOTO đề nghị cho bạn một trong những lens super-zoom của Sigma hoặc là Tamron. Lens Sigma 150-600mm f/5-6.3 DG OS HSM Contemporary và Tamron SP 150-600mm f/5-6.3 Di VC USD G2 là sự lựa chọn hợp lý cho các bạn vỡ lòng.
1.2) Đầu tư để có 1 Tripod tốt
Phải thừa nhận rằng, lens ống dài thường sẽ rất nặng. Ví dụ như lens Sigma 150-600mm nặng tới 4.3 pounds. Mặc dù lens này nó không nặng như lens Canon 500mm f/4 nặng hơn 7 pounds, nhưng mang nó một thời gian lâu cũng là một vấn đề. Một cái tripod sẽ giúp cho NAG chụp được những tấm ảnh sắt nét dễ dàng hơn đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu đòi hỏi tốc độ chụp nhanh. Bạn cũng nhận thấy rằng việc chụp ảnh chim từ tripod cũng sẽ đơn giản hơn vì chuyển động xoay máy ảnh của bạn sẽ trở nên mượt mà hơn rất nhiều.
Khi chọn tripod, hãy đảm bào rằng bạn chọn một tripod có sức chịu được cả body và lens cùng lúc khi bạn sử dụng, không cần nhất thiết bạn phải bỏ ra tới 1000$ để tậu 1 cây tripod từ Gitzo hay là Really Right Stuff. Tuy nhiên, cũng đừng vì thế mà quá tiết kiệm với món đồ này vì nó đóng vai trò quan trọng trong thể loại Bird Photography này. Chính vì thế, hãy mua cây tốt nhất trong khả năng của bạn.
Những nhãn hàng chấp nhận được bao gồm Induro, Sirui và Manfrotto. Chỉ cần bỏ một chút thời gian tìm hiểu, bạn sẽ tìm được một cây tripod phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của bạn.
1.3) Phải thật sự hiểu camera của bạn
Ở đây chúng ta đang nói về các dụng cụ cần thiết cho Bird Photography, nhưng VNPHOTO phải nhấn mạnh rằng việc hiểu camera của bạn rất quan trọng. Bạn phải làm chủ được cách chỉnh khẩu độ, độ phơi sáng, ISO khi nhìn qua kính ngắm, các chế độ đo và các chế độ lấy nét bởi vì chim thường chuyển động rất nhanh nên rất dễ bỏ lỡ những khoảng khắc đẹp nếu bạn cứ loay hoay với chiếc camera của mình. Chính vì thế, hãy luyện tập để sử dụng máy ảnh của bạn thành thục. Điều này không chỉ có lợi cho bird photography mà còn cho công việc chụp ảnh của bạn sau này.
2. Chế độ cài đặt camera
2.1) Sử dụng tốc độ chụp nhanh
Chim di chuyển rất nhanh, nên hãy đảm bảo rằng bạn đã cài đặt tốc độ chụp đủ nhanh để có thể bắt được chuyển động. Tùy thuộc vào loại chim và hành động của chúng, bạn có thể chọn được tốc độ chụp phù hợp. Với những loài chim nhỏ chuyển từ cành này sang cành khác, hãy để tốc độ chụp là 1/2000s. Với những loài chim lớn hơn và có nhịp đập cánh lâu hơn, tốc độ chụp là từ 1/1000s tới 1/1500s.
Sử dụng chế độ ISO tự động sẽ giúp đảm bảo bạn sẽ không chụp dưới tốc độ chụp đã cài đặt bởi vì camera sẽ tự động nâng ISO lên để phù hợp với tốc độ chụp của bạn.
Nếu bạn sử dụng camera đời cũ không có ISO tự động, để ý đến tốc độ chụp. Nếu tốc độ quá thấp, đẩy ISO cho tới khi bạn đạt được điểm tốc độ chụp mong đợi.
2.2) Sử dụng fast frame release rate
Khi bạn chụp ảnh loài chim thì bạn cũng mong muốn tốc độ xuất frame cũng sẽ cành nhanh càng tốt. Bởi vì tất cả các hành động diễn ra nhanh thì việc chụp liên tiếp 1 dãy các ảnh sẽ làm tăng cơ hội cho bạn có được những bức ảnh cực tốt.
2.3) Hãy quên đi những chế độ được thiết lập!
Hầu hết các khoảng thời gian, khẩu độ có hiệu năng làm việc tốt nhất khi bạn chụp ảnh chim, đặc biệt là với ISO tự động. Nhiều người thường hỏi rằng “Chế độ cài đặt khẩu độ tốt nhất cho bird photography là khi nào?” và câu trả lời “Tùy thuộc”.
Để có thể phân biệt giữa chim và background thì nên sử dụng nhiều khẩu độ khác nhau để tạo độ sâu trường ảnh. Chính vì điều này, trong điều kiện ánh sáng cho phép, bạn nên để khẩu độ 1 phần 3 hoặc là 2 phần 3 trên mức độ rộng nhất khẩu độ của lens. Ví dụ, nếu như khẩu độ cao nhất của lens là f/4 thì bạn nên để f/4.5 hoặc là f/5. Điều này sẽ giúp bạn có được một bức ảnh sắt nét với độ sâu trường ảnh và tốc độ màn chụp nhanh.
Mặt khác, lens ống dài có độ sâu trường ảnh hẹp nên có thể gây ra một vài vấn đề khi bạn chụp hình một vài con chim hoặc là những loài chim lớn, đặc biệt là khi gió thổi những lông con chim này bay lung tung. DOF thấp sẽ khiến cho một vài vùng quan trọng của bức ảnh của bạn không được lấy nét kĩ càng. Nếu như ánh sáng quá sáng, giảm đi khẩu độ của camera đi một ít sẽ giúp cho tất cả những sự vật trở nên sắt nét hơn. Ở đây, f/8 hoặc f/11 là tốt để có thể lấy nét được tất cả các sự vật.
Trong một vài trường hợp, khẩu độ bằng tay sẽ tốt hơn là khẩu độ có sẵn trong máy. Trong tình huống mà ánh sáng chiếu vào sự vật của bạn không thay đổi nhưng những chú chim lại đang bay trong những background có độ sáng khác nhau, thì bạn lại muốn điều chỉnh khẩu độ bằng tay. Bằng cách làm thế, nó sẽ giúp làm giảm bớt sự cần thiết để thay đổi độ phơi sáng.
2.4) Nắm rõ lấy nét tự động hoạt động như thế nào
Lấy nét một chú chim nhỏ đã khó. Lấy nét 1 chú chim đang bay lại càng khó hơn. Chính vì thế, theo kinh nghiệm của nhiều người, sử dụng lấy nét tự động tại 1 điểm duy nhất sẽ giúp cho các NAG khóa và giữ lấy nét tốt hơn trong Bird Photography. Khi con chim đậu, lấy nét tự động khu vực trung tâm và nhắm vào mắt hoặc đầu của nó sẽ tốt hơn.
Khi chim đang bay, chế độ dynamic focus sẽ tốt hơn. Dynamic focus sẽ làm hoạt động một vài điểm AF (auto focus) xung quang sự vật mà bạn đã chọn lựa. Nếu như chú chim nằm khỏi vùng của những điểm AF đã chọn, một điểm gần con chim đó sẽ lấy nét và chụp, trên lý thuyết là vậy! Dynamic focus sẽ hoạt động tốt nếu như bạn có những chú chim bay ngược lại trên bầu trời xanh. Tuy nhiên, việc lấy nét có thể bị phá đám bởi các cành cây, bóng hoặc những con chim khác nên bạn hãy đảm bảo rằng đã lấy nét bằng tay! Hầu hết các loại camera cho phép bạn cài đặt độ nhạy của dynamic focus, chính vì thế camera của bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi các sự vật khác.
Một thủ thuật ở đây mà VNPHOTO muốn chia sẻ cho bạn trong Bird Photography, đặc biệt là bạn đang muốn chụp một chú chim đang bay chính là lấy nét trước (pre-focusing). Lấy nét một mục tiêu ở khoảng cách tương tự như khoảng cách của chú chim với bạn và rồi chuyển sang chú chim, bạn sẽ thấy nó dễ dàng hơn nhiều để có thể nhìn thấy chú chim trong ống ngắm.
Để có thể gia tăng thêm khả năng lấy nét bức ảnh sắt nét, hãy cài đặt chế độ tự động lấy nét liên tục (continuous auto focus).
3. Tips để có bức ảnh tuyệt hảo
3.1) Tiếp cận chầm chậm và chụp ảnh “an toàn”
Chim thường rất nhạy, chúng sẽ để ý nếu thấy bạn đang tiếp cận và sẽ bay đi nếu chúng cảm thấy bị nguy hiểm. Chính vì thế, để có thể chụp được những bức ảnh Bird Photography, bạn cần phải cho nó biết bạn không phải là mối đe dọa với chúng. Hãy chụp ảnh “an toàn”! Có nghĩa là mặc dù bạn tiếp cận chưa đủ gần, hãy chụp ảnh trước. Đợi 1 lát, rồi lại tiến tới gần hơn nữa. Tạm dừng, chụp ảnh tiếp. Hãy làm lại như thế liên tục cho tới khi bạn tới được khoảng cách mà bạn mong muốn.
3.2) Tìm hiểu đối tượng và dự đoán hành động của nó
Bạn có biết là những loài chim ăn thịt thường sẽ đi nặng trước khi bay? Trước khi chụp ảnh, hãy tìm hiểu những thói quen của tụi nó trước khi chụp hình. Tìm hiểu cách nó làm tổ, giao phối và tìm kiếm bạn tình. Bạn sẽ được trả công xứng đáng với điều mà bạn đã bỏ ra khi tìm hiểu về các loài chim.
Ví dụ, chim ruồi thường đậu ở cùng 1 cành trước và sau khi chúng đi săn mồi. Chim bói cá thường bay lượn vòng trên mặt hồ trước khi bắt cá. Những con chim thường cất cánh theo chiều hướng gió. Biết được những đặc điểm này giúp cho chuẩn bị các bước chụp ảnh tốt hơn và bạn sẽ không bỏ lỡ những khoảng khắc tuyệt vời.
Ảnh ở dưới là 1 cặp chim diều hâu đuôi trắng (white-tailed kites) đang trong quá trình làm tổ. Nhưng là 1 nghi lễ, con đực thường bắt 1 con chuột và đưa cho con cái ở trên trời với biểu tượng “Em sẽ lấy anh chứ?”. Khi thấy con đực bắt chuột, tác giả đã chuẩn bị để có chụp được khoảng khắc nhanh chóng này. Có thể nói là tác giả may mắn nhưng do đã chuẩn bị trước nên mới có thể chụp được khoảng khắc này.
Còn ở dưới là ảnh một con chim bay đi, tác giả đã có thể không gặp may trong đây nhưng chỉ cần kiên trì, bạn sẽ thành công.
3.3) Tách sự vật ra khỏi background
Nó không dễ dàng để bạn có thể chụp được chỉ với 1 lần bấm máy bởi vì chim không bao giờ chịu đứng yên để cho các nhà nhiếp ảnh có thể chụp được. Loài songbird là một ví dụ, chúng luôn chuyền liên tục từ cành này qua cành khác. Nên bất cứ khi nào có thể, hãy cố gắng chụp những bức ảnh với background thật trong. Một background quá “lộn xộn” sẽ không làm nổi bật chủ thể ảnh của bạn. Thế nên chọn lens có khẩu độ rộng sẽ tạo trường ảnh nông, nên sẽ dễ dàng làm nổi bật chủ thể loài chim lên.
Trong trường hợp chim không chuyền cành, hãy cố gắng tìm một góc thích hợp, chụp từ phía dưới và để bầu trời là background của bạn. Khoảng cách chủ thể với background càng xa thì càng làm nổi bật lên chủ thể của bạn khiến cho chú chim trở thành ngôi sao chính của bức hình.
3.4) Lấy nét ở mắt
Như chụp ảnh chân dung, tập trung lấy nét ở mắt chính là chìa khóa để tạo ra một bức ảnh đáng kinh ngạc. Hãy thử chụp một bức ảnh với vị trí là mặt trời phía sau bạn, lấy ánh sáng và điểm nhấn vào mắt của chú chim sẽ tạo ra sự liên kết giữa chủ thể và người xem.
3.5) Chú ý với những gì xảy ra xung quanh bạn
Không chỉ Bird Photography mà còn các thể loại nhiếp ảnh khác, nhìn qua lens giống như đang hạn chế tầm nhìn của mình, bạn sẽ không biết được xung quanh mình gồm những gì. Chính vì thế, bạn phải tập sự chú ý với những điều bất ngờ xảy ra xung quanh. Cố gắng quan sát xung quanh khi bạn đang tập trung vào chú chim, lắng nghe những tiếng động kì lạ có thể dự báo những điều thú vị sắp xảy ra.
3.6) Tạo ra những góc độ thú vị khác
Trong khi bạn đang chụp những tấm ảnh Bird Photography, hãy thử để tạo ra những bức ảnh từ góc nhìn của loài chim. Để làm được điều này, bạn nên để lens của mình vào đúng góc độ như tầm mắt của loài chim. Lấy ví dụ là các loài chim đầm lầy, ánh nhìn ở phía dưới thấp mặt đấy. Tác giả đã mang một bộ đồ cũ để không phải bận tâm về đồ dơ hay ướt. Nằm sấp dưới cát càng thấp càng tốt (bạn có thể sử dụng ground pod hoặc trải dài tripod của bạn ra trên mặt đất). Chụp từ góc này có thể vừa làm mờ background và foreground tuyệt đẹp.
Tuy nhiên, không phải tấm ảnh nào bạn cũng phải chụp ở chế độ chân dung, hãy thử đổi mới bằng cách mở rộng góc chụp ra và chụp cả một quần thể bầy chim nhằm giúp cho người xem có thể hình dung về môi trường mà loài chim này đang sống. Khi đó, bạn không cần phải sử dụng lens dài mà chỉ cần dùng lens có tiêu cự ngắn và lựa chọn khẩu độ phù hợp để có thể có được trường ảnh như ý muốn.
3.7) Tìm kiếm ánh sáng phù hợp
Để có được ánh sáng tốt nhất cho bức ảnh thì thời gian phù hợp nhất chính là sáng sớm hoặc vào chiều muộn. Vào các khoảng thời gian này, các chú chim thường hay hoạt náo nhất. Vào thời gian bình minh hay hoàng hôn thì ánh sáng thay đổi liên tục nên hãy đảm bảo rằng bạn đã kiểm tra khẩu độ của bạn thường xuyên. Bạn cũng nên kiểm tra để có thể tăng ISO nhằm duy trì khoảng thời gian chụp đủ nhanh và mở rộng khẩu độ đến mức cao nhất khi mặt trời đi ngủ.
3.8) Hãy ghé thăm địa điểm chụp thường xuyên hơn
Một cách tuyệt vời để có thể giúp bản thâm quen dần với điều kiện ánh sáng, tập tính loài chim và địa điểm chụp tốt chính là ghé thăm thường xuyên. Bằng cách này, bạn sẽ biết được các loài chim sẽ đi đâu, địa điểm này để set up góc chụp đẹp vào một thời điểm nhất định trong ngày.
3.9) Chụp ảnh tập tính của chim
Mặc dù trong Bird Photography, chụp ảnh chân dung là điều hay làm nhưng bạn hãy thử cảm giác khác bằng việc thử chụp ảnh tập tính của chúng. Tuy nhiên, đây chắc chắn là điều không phải dễ dàng. Thế nên, vị trí tốt nhất để bắt đầu đó chính là chụp chim đang bay hoặc đang hạ cánh. Đứng đối diện với hướng gió và chụp một loạt các bức ảnh với thời gian chụp nhanh để có thể bắt được các khoảng cách dễ dàng hơn.
3.10) Hãy sáng tạo
Khi tham gia vào Bird Photography, hãy thử trải nghiệm với các tốc độ chụp, góc chụp, bóng tối và nổi bật từng phần khác nhau của loài chim
4. Hãy tận hưởng
Để có thể thành công thì không việc gì khác ngoài luyện tập. Để có thể luyện tập, hãy thử chụp với những loài chim lớn như vịt, bồ nông hay vịt trời. Ngoài ra, để có thể làm việc với các loài chim nhỏ, hãy để thức ăn trong sân nhà nhằm dụ dỗ những loài này đến.
Tóm lại, Bird Photography là một thể loại ảnh có tính giải trí cao và rất dễ gây nghiện. Chính vì thế, hãy áp dụng những tips mà VNPHOTO đã giới thiệu ở trên để có thể thành công nhé!
VNPHOTO – Diễn đàn chia sẻ ảnh lớn nhất Việt Nam.