Tin VNPHOTO đi, bạn sẽ thấy không có thời nào trong ngày tuyệt vời hơn “Golden Hour” (khoảng thời gian lúc bình minh và hoàng hôn) để chụp ảnh cả!
Mặc dù tỉ lệ ánh sáng đẹp có thể xuất hiện mọi thời điểm trong ngày nhưng thật sự khoảng khắc chuyển giao giữa ngày và đêm luôn luôn cho bạn một sự khơi gợi cảm xúc mãnh liệt nhất. Tuy nhiên, tất cả những thứ gì đẹp đẽ đều không hề dễ dàng tí nào.
Chính vì thế, trong bài này, VNPHOTO sẽ chỉ cho các bạn cách làm sao để chụp ảnh bình minh và hoàng hôn trong “Golden Hour” bao gồm cả phơi sáng, sự sáng tạo và hậu kì nhiếp ảnh.
1. Phơi sáng vào “Golden Hour”
Khi ngày mới bắt đầu (hay kết thúc), bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng việc kiếm được độ phơi sáng phù hợp cho bức ảnh thật sự rất khó. Vấn đề nằm ở vào lúc “Golden Hour”, ánh sáng sẽ không sáng bằng các thời điểm khác trong ngày. Chính vì thế, bạn phải tập làm quen với ánh sáng yếu nếu muốn chụp ảnh vào lúc này.
Đây cũng chính là một trong những lí do chính khiến cho những NAG chụp phong cảnh sử dụng tripod bởi vì nó giúp cho bạn có được thời gian bấm máy dài và bắt được độ phơi sáng chuẩn xác.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa mọi thứ sẽ tuyệt vời khi bạn đã có cho mình 1 cây tripod. Thông thường, bầu trời lúc mặt trời mọc sẽ có một vài lúc sáng hơn foreground, điều này sẽ gây ra độ tương phản lớn hơn mức bình thường trong bức ảnh và để giải quyết được sự cố này thật sự là cả 1 vấn đề!!!
Thế thì làm sao để có thể chụp được bức ảnh giống 99% những gì mà bạn nhìn thấy? VNPHOTO sẽ đưa ra cho bạn 1 vài kĩ thuật mà bạn có thể áp dụng.
1.1 Cài đặt chế độ phơi sáng là ở mức bình thường
Việc làm đầu tiên và cũng là đơn giản nhất chính là “KHÔNG LÀM GÌ CẢ” :)). Bằng cách sử dụng chiêu thức này, bạn có thể chụp được bức ảnh chính xác như những gì bạn thấy, và tất cả những gì bạn cần làm là đảm bảo những điểm nhấn trên bầu trời không có điểm nào là trắng xóa. Bởi vì nếu có những điểm này, bạn sẽ rất khó để sửa lại những vùng mà bạn làm mất hết tất cả chi tiết của nó.
Sau đó, khi bước vào giai đoạn hậu kỳ chụp ảnh, bạn chỉ cần phục hồi lại bóng đen bằng cách sử dụng slider “shadows” hoặc là “blacks” (hoặc bất cứ thứ gì có tính năng tương tự). Bạn cũng có thể kết thúc bằng việc làm tối đi những điểm nhấn trong bức ảnh một chút. Hình ở dưới là kết quả:
Tuy nhiên, không có thứ gì là hoàn hảo cả. Làm tăng thêm vùng bóng tối quá nhiều sẽ làm cho bức ảnh trở nên giả và không tự nhiên – không phải tất cả nhưng hầu hết trường hợp đều bị như vậy. Việc sử dụng kĩ thuật này cũng làm cho những vùng tối của bức ảnh có nhiều noise hơn. Vì vậy, một kĩ thuật khác được giới thiệu nhằm khắc phục tình trạng này.
1.2 Filters
Học cách sử dụng filter là một việc làm tối quan trọng. Ở đây, filter được sử dụng để làm thay đổi ánh sáng chiều vào cảm biến máy ảnh. Trong trường hợp này, 2 filters thích hợp nhất chính là filter phân cực (polarizing filter) và filter trung hòa mật độ (graduated neutral density filters).
Filter phân cực rất hữu dụng cho bạn vì nhiều lí do, tuy nhiên, vào “Golden Hour” thì nó giúp làm tối một vài vùng cụ thể của bầu trời. Cụ thể hơn, cách xa 90 độ từ phía mặt trời ở mọi hướng, bạn đều thấy một sự giảm sáng đáng kể, giả sử khi đó bầu trời không có mây.
Chính vì thế, khi bạn chụp ảnh cách xa mặt trời 90 độ, filter phân cực sẽ là cách hữu hiệu để làm tối bầu trời. (Cũng nên lưu ý là lens góc rộng kết hợp với filter phân cực có thể dẫn đến nền trời không đồng đều, điều này tốt nhất nên tránh)
Tuy nhiên, có một lens chủ động hơn khi bạn muốn làm tối nền trời, filters này sẽ làm việc mà không cần quan tâm bạn chụp ở hướng nào, đó chính là filter trung hòa mật độ. Nó có dạng như hình dưới:
Cách sử dụng chính là bạn đặt nó phía trước lens và những vùng tối hơn ở trên filter sẽ ngăn chặn ánh sáng từ nền trời. Tốt hơn nữa, bạn nên xài filter cùng với giá của nó. Điều này sẽ giúp bạn có thể trượt filter lên và xuống, chỉnh đúng độ cao của nền trời trong bức ảnh của bạn.
Filter trung hòa mật độ không hề có một màu sắc nào khác. Nó chỉ đơn giản là làm tối vùng phía trên của frame (hoặc bất cứ phần nào nếu bạn xoay quanh nó). Bởi vì phần vùng trời khi vào bức ảnh đều sẽ sáng hơn phần foreground, chính vì thế có filter khi chụp bức ảnh này thật sự là rất tuyệt.
1.3) HDR và kĩ thuật pha trộn
Tuy là có một vài lỗi với kĩ thuật này nhưng nó khá phổ biến: pha trộn nhiều độ phơi sáng của chụp ảnh landscape với nhau.
Nếu như bạn đã từng tiếp xúc với chế độ chụp ảnh HDR (high dynamic range), bạn sẽ nắm rõ mọi hoạt động của chế độ này. Bạn chụp một series các bức ảnh mà không thay đổi vị trí chụp của mình, chế độ này sẽ lấy ít nhất 2 bức ảnh của khung cảnh bạn chụp – 1 tấm phơi sáng bầu trời, 1 phơi sáng foreground và thỉnh thoảng có 1 vài tấm ở chính giữa – và kết hợp những phần tốt nhất của mỗi tấm với nhau ở chế độ hậu kì.
Thỉnh thoảng cách này sẽ có ích trong một vài trường hợp, tuy nhiên việc lặp lại tất cả những gì chúng ta thấy trong bức ảnh với 1 chế độ phơi sáng duy nhất là điều bất khả thi. Thậm chí ngay với cả camera cảm biến tốt nhất hiện nay cũng không thể làm được.
Có một vấn đề với cách này chính là rất dễ overdo – bức ảnh sẽ có nhiều mảng sáng và mảng tối hơn so với khung cảnh thật sự. Điều này sẽ làm cho bức ảnh trở nên không ổn chút nào.
Và lí do trước nhất chính là HDR không phải là chế độ tốt để chụp ảnh các vật thể chuyển động nhanh. Những con sóng lăn tăn vào bờ là một ví dụ – đây là tình huống mà nếu bạn chụp từng bức ảnh, bạn sẽ nhận ra sự khác biệt vô cùng rõ rệt. Thậm chí khi bạn đang chụp hình 1 cái cây có lá đung đưa trong gió, nó cũng rất khó để có thể làm việc với chế độ HDR.
Tới đây có thể lý giải tại sao đây không phải là 1 kỹ thuật hoàn hảo để chụp hình “Golden Hour”. Tuy nhiên xét về mặt bằng chung thì đây vẫn là kỹ thuật hữu dụng cho các NAG nếu biết được các giới hạn của nó.
2) Khoảng sáng tạo của bức ảnh
Khoảng sáng tạo của bức ảnh đóng một vai trò vô củng quan trọng bất cứ bạn chụp vào thời điểm nào trong ngày. Mặc dù các chế độ phơi sáng và lấy nét là những trợ thủ đắc lực để có được những bức ảnh tốt nhưng bạn cũng cần phải sáng tạo bức ảnh của mình để có thể “chộp” được những khoảng khắc độc nhất.
Những yếu tố có thể làm cho bức ảnh của bạn có thể trở nên sáng tạo hơn là bao gồm ánh sáng, cảm xúc và bố cục. Kết hợp những thứ này lại một cách chính xác, VNPHOTO xin hứa là bạn sẽ có những bức ảnh quá tốt.
Trong hầu hết, các yếu tố sáng tạo này không có sự khác biệt nhiều lắm giữa “Golden Hour” và các thời gian khác trong ngày. Tuy nhiên có vài điều cần chú ý sau đây
2.1) Ánh sáng
Ánh sáng là thứ đầu tiên. Khi nhắc đến ánh sáng, không chỉ là màu sắc của ánh nắng mà còn là góc chiếu của ánh sáng vì vào lúc bình minh hay hoàng hôn thì góc chiếu của ánh sáng thấp hơn những giờ khác trong ngày, tất cả các yếu tố vào giờ này sẽ trở nên mềm mại hơn.
Có rất nhiều cách để vận dụng ánh sáng khi vị trí của mặt trời nằm ở đường chân trời. Hầu hết, bằng cách xoay camera 360 độ, bạn sẽ có một chất lượng ánh sáng hoàn toàn khác biệt. Đưa máy ảnh thẳng trực diện với mặt trời, bạn sẽ có bức ảnh ngược sáng. Quay camera 90 độ, bóng của vật thể sẽ trải dài và mềm mại.
2.2) Hồn của bức ảnh
Ánh sáng sẽ mang đến tâm hồn cho bức ảnh của bạn. Vào thời điểm bình minh và hoàng hôn, chi tiết chủ yếu của khung cảnh sẽ thay đổi.
Hãy tận dụng nó, nếu hoàng hôn phát ra những tia nắng mềm mại, đẹp đẽ vào sự vật, hãy cố gắng chụp ảnh những vật thể hiện sự mềm mại. Bằng cách chụp ảnh như thế, bạn sẽ làm phóng đại hồn của bức ảnh đối với người xem.
Hoặc là khi vào một buổi hoàng hôn bão tố, màu sắt có độ tương phản cao và nhiều gam màu đậm trên sự vật. Mục đích của bạn chính là làm cho bức ảnh có nội dung sâu sắc nhưng đơn giản. Nếu như sự vật và ánh sáng tương phản với nhau, nó sẽ làm mờ đi khả năng tổng thể của bức ảnh trừ khi mục đích của bạn là thể hiện sự đối lập của các sự vật với nhau.
“Ánh sáng tốt” chỉ tốt nếu như nó làm cho sự vật trông đẹp hơn. Thậm chí cảnh hoàng hôn đẹp nhất trên thế giới sẽ không bao giờ là đẹp trong nhiếp ảnh nếu nó không phù hợp với mục đích chụp ảnh của bạn.
2.3) Bố cục
Bố cục hầu hết khi chụp ảnh vào “Golden Hour” xoay quanh bầu trời. Tỉ lệ là bao nhiêu? Có áng mây nào đặc biệt hoặc có thứ gì làm cho người ta chú ý đếu foreground hơn không?
Thật ra những câu hỏi này không có câu trả lời thích đáng. Trong bức ảnh ở dưới, tác giả hầu như không chú ý đến bầu trời mặc dù có những áng mây kì thú, điểm nhấn chính của bức ảnh chính là foreground:
Còn ở đây, thay vì tập trung vào foreground, tác giả kết hợp 1 phần nhỏ khung cảnh với 1 phần lớn nền trời giông bão:
Nó không phải là bạn nên ưu tiên bố cục này hơn bố cục kia, nhưng bố cục như trên thì thích hợp để chụp ảnh lúc bình minh và hoàng hôn. Nếu như bầu trời có nhiều màu sắc sặc sỡ, nó khó có thể bỏ bầu trời ra khỏi hoàn toan. Thế nhưng đôi khi bạn phải làm điều đó.
3) Tips hậu kì nhiếp ảnh
Ngay khi cả lúc bạn sử dụng filter, bầu trời lúc “Golden Hour” vẫn sáng hơn là foreground. Và cách giải quyết vấn đề này chính là hậu kì nhiếp ảnh.
Hậu kì nhiếp ảnh với mục đích là mang lại màu sắc chính xác cho bức ảnh của bạn.
Có một vấn đề là các NAG thường lạm dụng hậu kì quá mức. Nếu như bạn đẩy shadows lên quá mức, foreground sẽ sáng hơn nền trời. Chính vì thế, sự tiết chế về ánh sáng trong trường hợp này là cần thiết.
Điều này cũng được áp dụng với saturation và vibrance. Vì bình mình và hoàng hôn đã có quá nhiều màu sắc nên bạn không cần phải tăng saturation nhiều như là bạn nghĩ. Như tấm ảnh ở dưới, tác giả hầu như không cần phải tăng vibrance hay saturation:
Tuy nhiên, khi áp dụng hậu kì nhiếp ảnh, bức ảnh có thể nhìn không giống như thật nữa đặc biệt là khi chụp ảnh bình minh và hoàng hôn với nhiều màu sắc cường độ và độ tương phản cao.
4) Kết luận
Góc độ, cường độ ánh sáng và màu sắc giúp cho “Golden Hour” trở nên “hiếm có khó tìm”. Điều quan trọng nhất mà các bạn cần phải nhớ chính là dynamic range của bức ảnh. Bạn sẽ phải làm việc với màu sắc có cường độ cao và phải biết các kĩ thuật để có thể làm việc được với những vấn đề này. Về phần mảng sáng tạo, rất quan trọng rằng bạn phải suy nghĩ về màu sắc chiếu trên sự vật. Ánh sáng có mềm mại hay là chói chang? Sau đó, phần hậu kì nhiếp ảnh và bạn sẽ có được những bức ảnh tốt.
Theo VNPHOTO.
Từ khóa tìm kiếm
- the golden hour
- golden hour photography
- golden hour time
- golden hour in photography
- golden hour for photography