Tư vấn miễn phí: 0888138813.

Làm sao để lấy nét trong chụp ảnh Macro?

Làm sao để lấy nét trong chụp ảnh Macro?Làm sao để lấy nét trong chụp ảnh Macro?

Chụp ảnh Macro là một thể loại “khó nuốt” đối với nhiều người.

Nếu như bạn đang thử sức trong việc chụp ảnh thế giới của loài hoa và côn trùng, việc đối mặt với nhiều khó khăn thách thức là điều không thể tránh khỏi.

Việc chụp loại này đi ngược lại với giới hạn vật lý của trường ảnh, nhiễu xạ ánh sáng và chế độ blur motion. Thật sự mà nói, nhiều người đã công nhận không dễ dàng gì để có thể chụp ảnh macro, nhưng thể loại này là một thể loại không thể thiếu trong ngành nhiếp ảnh. Chính vì thế, làm thế nào để có thể tối ưu hóa khả năng lấy nét của mình vào những sự vật nhỏ? Câu trả lời nằm ở bạn đang muốn chụp cái gì?

1. Chụp ảnh vật “có kích thước khá lớn”

Trong macro photography, một vật “có kích thước khá lớn” là vật như là một con chuồn chuồn hay là một bông hoa. Ở những vật có kích thước như thế này, bạn không phải cần có những kiến thức quá cao siêu để có thể chụp được những bức ảnh này.

Làm sao để lấy nét trong chụp ảnh Macro? Làm sao để lấy nét trong chụp ảnh Macro?
NIKON D7000 + 105mm f28 105mm ISO 280 1400 f40

Nếu vật dài cỡ 4 inches (10 cm) hoặc lớn hơn, bạn chỉ cần lấy nét như thể bạn đang chụp một sự vật đang di chuyển. Sử dụng continuous-servo autofocus (AF-C), với chế độ khu vực tự động lấy nét bắt lấy hình ảnh của vật thông qua frame (đại loại như là dynamic area hoặc là chế độ 3D tracking)

Thậm chí nếu như vật có chuyển động nhẹ (ví dụ như bông hoa trong một ngày gió nhẹ) sử dụng AF-C vẫn là một lựa chọn hoàn hảo. Bởi vì ngay cả khi sự vật đứng yên, thì bạn lại cũng di chuyển chút ít dù bạn đã có cố gắng đến mức nào. Einstein đã phát minh ra thuyết tương đối, điều đó có nghĩa là một thứ không thể hoàn hảo một cách cụ thể được. Nếu bạn có thể giữ camera đứng yên hoàn toàn, xin chúc mừng, bạn đã đoạt được giải Nobel rồi đấy!

Khó khăn lớn nhất ở đây chính là có những sự vật di chuyển rất nhanh mà không dễ dàng gì để bạn có thể lấy nét được. Lời khuyên ở đây chính là chụp liên tục những bức ảnh, ví dụ có thể sử dụng chế độ burst. Việc sử dụng chụp liên hoàn như thế này giúp bạn không phải bỏ lỡ những khoảng khắc đặc biệt chỉ xuất hiện trong một vài giây.

Làm sao để lấy nét trong chụp ảnh Macro? Làm sao để lấy nét trong chụp ảnh Macro?
NIKON D800E + 105mm f28 105mm ISO 100 1640 f32

2. Vật có kích thước nhỏ

Theo một định nghĩa cụ thể nhất, “macro photography” có nghĩa là người chụp lấy nét tại độ phóng đại là 1:1 hoặc hơn. Cho nên nếu cảm biến camera của bạn là 1.5 inches, cảnh vật bắt trên tấm hình sẽ có độ rộng là 1.5 inches hoặc là nhỏ hơn.

Tại độ phọng đại như thế này, chỉ cần dịch chuyển lên hoặc xuống 1 mm cũng sẽ khiến bức ảnh đó là đồ bỏ đi. Hoặc ngay cả khi lấy nét thành công, trường ảnh cũng sẽ nhỏ đi đáng kể. Ví dụ nếu bạn muốn chụp đầu và thân của con kiến, xin chia buồn cùng bạn!

Tới đây, nhiều bạn sẽ nghĩ hệ thống AF tốt nhất trên thế giới cũng sẽ khó có thể thực hiện thành công trong trường hợp này. Vấn đề sẽ trở nên tệ hơn khi vật di chuyển nhanh và bạn phải bắt được nhịp di chuyển của nó mà không mất đi việc lấy nét của mình.

Nhưng không có gì là không thể, con vật trong bình hình dưới đã di chuyển rất nhanh, nhưng vẫn có thể chụp được với độ phóng đại 1:1.

Làm sao để lấy nét trong chụp ảnh Macro? Làm sao để lấy nét trong chụp ảnh Macro?
NIKON D7000 + 105mm f28 105mm ISO 1250 1250 f220

Vậy làm sao có thể được? Rất đơn giản, lấy nét bằng tay

Với việc chụp ảnh bình thường, lấy nét bằng tay lại châm hơn so với lấy nét tự động. Cộng với việc vật di chuyển nhanh càng làm cho lấy nét bằng tay trở nên yếu thế. Chụp hình macro với độ phóng đại cao lại là chuyện khác, đây là nơi mà lấy nét bằng tay có thể phát huy được hết thế mạnh của mình nhưng với điều kiện là phải sử dụng một cách chính xác.

Cách chính xác để sử dụng chế độ lấy nét bằng tay chính là đặt vòng lấy nét ở 1 điểm cố định, sau đó di chuyển tới gần hoặc ra xa cho tới khi bức ảnh trở nên sắc nét hơn.

Quá trình chụp ảnh macro sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn sử dụng khẩu độ nhỏ, từ f/11 tới f/22. Nhờ thế, sẽ làm giảm bớt một số lượng ánh sáng đáng kể chiếu vào bức ảnh và để tối ưu hóa bức ảnh, bạn cũng cần phải sử dụng đến flash.

Làm sao để lấy nét trong chụp ảnh Macro? Làm sao để lấy nét trong chụp ảnh Macro?
NIKON D800E + 105mm f28 105mm ISO 100 1250 f80

Ngoài ra, bạn cũng đặt camera của mình trên một monopod khi di chuyển. Điều này sẽ giúp bạn làm giảm thiểu đáng kể sự rung chuyển và độ lệch khi cầm máy camera.

Tuy nhiên, cũng như bao loại chụp hình khác, muốn thành công, bạn phải luyện tập rất nhiều.

3. Sử dụng tripod

Tripod gần như vô dụng khi sử dụng để chụp các vật chuyển động, nhưng nó lại là một “trợ thủ đắc lực” khi bạn muốn chụp ảnh những vật tĩnh.

Làm sao để lấy nét trong chụp ảnh Macro? Làm sao để lấy nét trong chụp ảnh Macro?
NIKON D7000 + 105mm f28 105mm ISO 100 13 seconds f56

Nếu vật bạn muốn chụp là vật tĩnh, bạn có rất nhiều vị trí để có thể set up được tripod của mình. Bạn cũng có thể có nhiều thời gian để có thể di chuyển tripod lên xuống, điều chỉnh độ cao cũng như là thay đổi vị trí. Một vài phụ kiện đính kèm với tripod có giá trị rất lớn vì nó giúp bạn chụp ảnh nhanh hơn rất nhiều: focusing rails.

Làm sao để lấy nét trong chụp ảnh Macro? Làm sao để lấy nét trong chụp ảnh Macro?
Focusing rail setup

Với một bộ focusing rail hoàn chỉnh, bạn sẽ có thể di chuyển camera từng milimet một bất cứ một hướng nào. Chính vì thế, focusing rail sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian.

Ngoài ra, focusing rail cũng giúp lấy nét trong việc chụp stack trong những bức ảnh macro, điều vô củng quý giá để có thể chụp được một trường ảnh tốt với vật tĩnh.

4. Kết luận

Lấy nét trong chụp ảnh macro không phải là một điều đơn giản, tuy nhiên vẫn có rất nhiều cách để có thể có được những bức ảnh macro sắc nét.

Như với tất cả những thứ khác trong nhiếp ảnh, phương pháp phụ thuộc vào sự vật mà bạn nhắm đến. Bạn có thế lấy nét được hầu hết các sự vật trong chụp ảnh macro, nhưng còn tồn tại một số tình huống vẫn chưa được. Thế nên, cách đơn giản nhất chính là luyện tập.

“Practice makes perfect”

Theo VNPHOTO.