Kỹ thuật chụp ảnh với đèn flash
Một số kỹ thuật sử dụng đèn flash mà bạn có thể sử dụng khi chụp ảnh ngoài trời, khi chụp các cảnh thiếu sáng hoặc ở điều kiện ngược sáng
[1] Sử dụng đèn flash tích hợp để chụp vẻ rực rỡ của mặt trời và hoa trong cùng ảnh
EOS 60D/ EF8-15mm f/4L Fisheye USM/ FL: 10mm/ Aperture-priority AE (f/22, 1/250 giây, EV-3)/ ISO 100/ WB: Daylight (Người chụp: Yoshichika Ishii)
Với hoa hướng dương lớn làm chủ đề chính, tôi khép khẩu lại và chụp ảnh này với một bố cục sử dụng hiệu quả sự rực rỡ của mặt trời. Tuy nhiên, không thể chụp sự rực rỡ này trừ phi độ sáng của bầu trời đã giảm và phơi sáng thiếu. Vì hoa hướng dương sẽ trở thành những cái bóng nếu chụp ở tình trạng này, tôi sử dụng đèn flash tích hợp để chụp sáng hoa hướng dương. Tôi điều chỉnh khung hình sao cho ánh sáng từ đèn flash không bị nắp che ống kính chặn lại và tạo ra một khoảng không bên trên hoa hướng dương để làm nổi bật sự bao la của bầu trời trong ảnh.
Để sử dụng đèn flash làm nguồn sáng chính cho hoa hướng dương, tôi tùy chỉnh các thiết lập và cố định tốc độ cửa trập ở 1/250 giây. Tôi cũng đặt bù phơi sáng flash thành EV+3 vì đèn flash tích hợp có cường độ ánh sáng thấp. Do đó, tôi cố chụp một tấm ảnh sống động, không thể có được chỉ với ánh sáng tự nhiên.
Đèn flash tích hợp có thể cực kỳ có ích ngay cả khi chụp ảnh ngoài trời. Bạn có thể muốn tìm hiểu đầy đủ khả năng của nó.
Trên máy ảnh EOS, khi bạn khép khẩu và sử dụng đèn flash ở chế độ AE ưu tiên khẩu độ, máy ảnh tự động cài đặt tốc độ đồng bộ thấp, giúp cho cũng có thể chụp sáng nền sau. Đây là lý do tại sao bạn nên sử dụng các thiết lập tùy chỉnh và cố định tốc độ căn chỉnh đèn flash ở 1/250 giây. Sau đó cài đặt chế độ chụp thành Thủ công, tốc độ cửa trập thành 1/250 giây, và điều chỉnh khẩu độ đến số f thích hợp.
[2] Chụp sáng côn trùng ở điều kiện thiếu sáng với ánh sáng từ bộ khuếch tán
EOS 5D Mark II/ EF100mm f/2.8L Macro IS USM/ Aperture-priority AE (f/7.1, 1/125 giây)/ ISO 500 /WB: Auto (Người chụp: Akira Ozono)
Bọ hung sống trong môi trường thiếu sáng, thường có ánh nắng chiếu ở nền sau. Do đó, thường có sự chênh lệch lớn về độ sáng trong cùng ảnh khi chụp những côn trùng như thế. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng đèn flash làm nguồn sáng bổ sung như trong ảnh này, bạn có thể làm cho toàn ảnh có vẻ sáng hơn.
Sau khi điều chỉnh phơi sáng cho phù hợp với nền sau sáng, ánh sáng yếu từ một chiếc đèn flash compact được chiếu vào những con bọ hung thông qua bộ khuếch tán.
Bộ khuếch tán, giúp khuếch tán ánh sáng để có được hiệu ứng mềm mại, được sử dụng bằng cách gắn vào đầu đèn flash. Ảnh này được chụp với đèn Speedlite 430EX-RT. Dùng bộ adapter phản xạ sẽ mang lại cho bạn cùng hiệu ứng như của bộ khuếch tán.
Speedlite 430EX III-RT
EOS 7D/ EF100mm f/2.8L Marco IS USM/ Aperture-priority AE (f/7.1, 1/80 giây, EV{0,3)/ ISO 500/ WB: Daylight (Người chụp: Akira Ozono)
Bọ cát đinh trùng có vẻ lóng lánh đặc trưng đáng yêu. Tuy nhiên, những màu sắc sống động như thế mà mắt thường nhìn thấy được lại không thể chụp được trong bóng râm chỉ với ánh sáng tự nhiên. Chúng cũng sẽ không được tái tạo hiệu quả bằng cách chỉ sử dụng ánh sáng nhân tạo phát ra từ đèn flash của máy ảnh. Do đó, tôi kết hợp ánh sáng tự nhiên với ánh sáng của đèn flash máy ảnh trong ảnh của mình.
Dùng ánh sáng tự nhiên làm nguồn sáng chính, ánh sáng từ đèn flash tích hợp được chiếu vào các vùng tối trên thân bọ thông qua bộ khuếch tán. Bộ khuếch tán phân tán ánh sáng đi từ nhiều hướng, cho phép chụp và tái tạo các màu cấu trúc của bọ.
Một số bộ khuếch tán cũng có thể nối với đầu đèn flash tích hợp, cho phép khuếch tán và làm dịu ánh sáng.
Bạn cũng có thể điều chỉnh cường độ của đèn flash ở các thiết lập tùy chỉnh. Tính năng bù phơi sáng flash sẽ không bị hủy ngay cả khi bạn tắt nguồn. Vì điều này cũng có thể dẫn đến lỗi bất ngờ, hãy phục hồi thiết lập về giá trị mặc định của nó sau khi chụp.
vnphoto sưu tầm.