Brand guideline là gì?
Brand Guidelines là một trong những tài liệu quan trọng nhất của doanh nghiệp. Brand Guideline giúp bạn giữ cho hình ảnh của mọi kênh marketing được đồng nhất, đồng thời thể hiện bản sắc thương hiệu.
Brand Guidelines không chỉ đơn giản là logo và slogan, mà còn bao gồm màu sắc đại diện, kiểu chữ, tính cách thương hiệu… mỗi yếu tố mang một bản sắc riêng biệt. Bộ nhận diện thương hiệu được xây dựng dựa trên mô hình định vị thương hiệu BrandKey. Tuy nhiên, để có một bộ Brand Guidelines đầy đủ và hoàn chỉnh, cần mất rất nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu và xây dựng. Điều này thường là một thách thức đối với các nhà quản lý nhãn hàng, khiến họ luôn đau đầu.
Brand Guidelines không chỉ đơn thuần là một tài liệu quy định, mà nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự nhất quán và đặc trưng cho thương hiệu. Nhờ Brand Guidelines, các yếu tố như màu sắc, kiểu chữ và tính cách thương hiệu được xác định rõ ràng và được áp dụng đồng nhất trên các nền tảng và tài liệu truyền thông khác nhau. Điều này giúp tạo nên sự nhận diện và kết nối với khách hàng, xây dựng lòng tin và tạo nên một vị thế độc đáo trên thị trường.
Lợi ích của Brand Guidelines
Xây dựng câu chuyện thương hiệu
Đối với mỗi thương hiệu cần truyền tải cho khách hàng những câu chuyện riêng biệt giúp họ có ấn tượng và cái nhìn yêu thích hơn đối với thương hiệu. Và Brand Guidelines sẽ giúp thực hiện điều đó.
Những câu chuyện thương hiệu truyền tải sẽ giúp khách hàng cảm nhận một cách tự nhiên và trở nên gần gũi hơn với thương hiệu. Những giá trị cốt lõi, sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp sẽ được truyền tải đến với họ và gây sự tò mò, thích thú tìm hiểu.
Tạo sự nhất quán
Để hoạt động hiệu quả, bạn cần đảm bảo các thành phần nhận thương hiệu cần nhất quán, Brand Guidelines sẽ tổng hợp tất cả điều đó và trở thành một “nguyên tắc” chung của thương hiệu.
Đừng nghĩ rằng sự nhất quán này làm giới hạn khả năng sáng tạo cho việc thiết kế, truyền thông! Ngược lại nó sẽ giúp đảm bảo các thành phần nhận diện thương hiệu được sử dụng hiệu quả, góp phần tạo ra những chiến dịch thống nhất, dễ nhận biết, dễ tiếp cận sự quan tâm của khách hàng hơn bởi sự lặp đi lặp lại.
Do đó, Brand Guidelines không đạt hoặc doanh nghiệp không tuân thủ theo thì việc truyền thông thương hiệu sẽ trở nên khó khăn, khó hiểu với khách hàng về hình ảnh doanh nghiệp.
Các tiêu chuẩn về khoảng trống xung quanh logo, cách sử dụng logo kết hợp với wordmark và các yếu tố khác được quy định rõ ràng. Thông qua Brand Guidelines, bạn sẽ hiểu được yếu tố nào cần được nhấn mạnh để tạo ra thông điệp truyền thông.
Hơn nữa, Brand Guidelines bảo vệ sự nhận diện thương hiệu. Quy định về việc sử dụng logo, font chữ, màu sắc và các yếu tố thiết kế khác giúp đảm bảo thương hiệu được hiểu và nhận biết chính xác, tránh sự nhầm lẫn và mất đi tính nhận diện.
Tiết kiệm thời gian
Nhân viên thiết kế sẽ không phải mất quá nhiều thời gian để căn chỉnh, tìm kiếm thông tin quy chuẩn về thương hiệu khi làm việc. Nhờ các mẫu có sẵn trong Brand Guidelines, bạn có thể nhanh chóng định hướng cho các sản phẩm cần thiết kế.
Với Brand Guidelines, mọi thông tin và hướng dẫn quan trọng đã được tổ chức và trình bày rõ ràng. Nhân viên thiết kế chỉ cần tham khảo để biết các quy chuẩn về logo, phông chữ, màu sắc, hình ảnh và một số yếu tố thiết kế khác. Điều này giúp họ tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin và căn chỉnh, từ đó tập trung vào công việc sáng tạo hơn.
Đặc biệt, các mẫu trong Brand Guidelines đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quyết định thiết kế. Thay vì phải bắt đầu từ đầu, chúng ta chỉ cần sử dụng các mẫu đã được phê duyệt để tạo ra các ấn phẩm, hình ảnh, trang web một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều này giúp tăng năng suất làm việc một cách hiệu quả.
Brand guideline gồm những gì
Mỗi Brand Guideline sẽ có các hướng dẫn và quy định riêng, tuy nhiên, có một số đặc điểm chung mà hầu hết các Brand Guideline là đều bao gồm:
- Tổng quan về doanh nghiệp: bao gồm lịch sử hình thành, sứ mệnh, giá trị, mục tiêu và tôn chỉ hoạt động của doanh nghiệp.
- Sứ mệnh: mô tả cam kết của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
- Tiếng nói của thương hiệu: là một phần mô tả ngắn về hướng phát triển của thương hiệu, được thể hiện trong các tài liệu văn bản để cung cấp thông tin cho công chúng và khách hàng.
- Logo của doanh nghiệp: quy định về thiết kế logo, kích thước, màu sắc, không gian, và cách bố trí logo trên các nền background. Ngoài ra, cũng đưa ra những điều cần tránh khi sử dụng logo.
- Bảng màu sử dụng: quy định các màu sắc được sử dụng cho thương hiệu, cũng như xác định thứ tự ưu tiên giữa các màu.
- Phong cách chữ viết: quy định kiểu chữ, cách thiết kế tiêu đề chính, tiêu đề phụ, đoạn văn hoặc trích dẫn.
- Hình ảnh: Brand Guideline cung cấp các ví dụ cụ thể về việc sử dụng hình ảnh và quy định những loại hình ảnh không được phép sử dụng.
- Quy chuẩn ấn phẩm truyền thông: bao gồm các quy định về bao thư, danh thiếp, nội dung thuyết trình, ấn phẩm quà tặng, email, ghi chú, fax và các tài liệu truyền thông khác.
Những yếu tố này trong Brand Guideline giúp đảm bảo tính nhất quán và nhận diện thương hiệu chính xác, cung cấp một hướng dẫn cụ thể cho việc sử dụng và phát triển thương hiệu.
Cách làm Brand Guidelines cho doanh nghiệp
Xác định kích thước và vị trí logo
Logo là mục đầu tiên trong mọi bản hướng dẫn thương hiệu (Brand Guideline). Nội dung liên quan đến logo bao gồm kích thước, màu sắc, vi trí đặt logo và biến thể của logo tùy theo từng trường hợp. Trong trường hợp bạn có nhiều phiên bản logo khác nhau, bạn có thể đặt chúng trong cùng một trang hoặc chia thành những hướng dẫn khác nhau cho từng logo.
Những hướng dẫn này cần cụ thể và rõ ràng. Bởi, không chỉ nội bộ doanh nghiệp mới làm việc với Brand Guideline. Đôi khi có những dự án bạn cần outsource và Brand Guideline lúc này sẽ đóng vai trò là bảng hướng dẫn, để designer của agency biết được nên làm và không nên làm gì với logo của bạn.
Xác định bảng màu thương hiệu
Bên cạnh logo, bảng màu thương hiệu cũng là một yếu tố quan trọng mà bạn cần xác định nhất quán ngay từ ban đầu. Bảng màu thương hiệu không chỉ đơn thuần là một trang màu, mà còn bao gồm cả mã màu dành cho web, in ấn và thiết kế.
RGB và CMYK là 2 hệ màu mà doanh nghiệp thường sử dụng. Sự khác nhau về màu sắc cho cùng một mã màu giữa hai hệ này có thể khá lớn. Vì vậy, hãy chắc rằng bạn đã kiểm tra kĩ lưỡng trước khi đưa chúng vào Brand Guideline để tránh việc tổn thất về chi phí và thời gian.
Ngoài ra, không phải màu sắc nào cũng được phép sử dụng, bởi có không ít thương hiệu đã đăng ký bản quyền thương hiệu cho những mã màu của họ. Hãy tìm hiểu trước nếu bạn không muốn gặp phải tranh cãi về pháp lý sau này.
Xác định phông chữ cụ thể
Phông chữ trong các ấn phẩm sẽ nói lên bản sắc và tính cách thương hiệu. Ví dụ, nếu thương hiệu của bạn đi theo hướng nghiêm túc, phông chữ nên có sự cứng cáp và không quá trẻ con. Ngược lại, nếu tính cách thương hiệu của bạn trẻ trung hơn, các phông chữ phá cách cũng là một lựa chọn tốt. Trong một bản Guideline, bạn cần liệt kê từng font chữ và trường hợp sử dụng của chúng. Các thông tin chi tiết bao gồm tên font, kích thước font, khoảng cách giữa các chữ cái/ từ của bạn, khoảng cách giữa các dòng…
Xác định phong cách chụp ảnh/ thiết kế website
Hình chụp sản phẩm và cách thiết kế website cũng cần sự đồng nhất. Một số thương hiệu được người tiêu dùng nhận biết thông qua ảnh chụp sản phẩm của họ (màu sắc, bố cục, góc chụp….). Vì vậy, bạn cũng cần bao gồm các thông tin này trong Brand Guidelines phòng trường hợp phải làm việc với các nhiếp ảnh gia. Đừng chỉ hướng dẫn bằng văn bản, hãy đưa cả các mẫu tham khảo vào Guideline để nhiếp ảnh gia dễ dàng nắm bắt yêu cầu của bạn.
Trong thời đại 4.0, hình ảnh thương hiệu cũng được thể hiện trên các ấn phẩm online như website. Không chỉ màu sắc, kích thước chữ mà còn rất nhiều yếu tố nhỏ trên web cũng cần được đưa vào Guideline (ví dụ như trang chuyển hướng 404, nút hoặc thanh điều hướng website). Làm sao để mọi trang thuộc hệ thống web đều có sự liên kết với nhau về mặt thị giác.
Xác định tiếng nói thương hiệu (Brand Voice)
Cách bạn viết hay nói về thương hiệu cũng cần được bổ sung trong Brand Guideline. Kể cả khi bạn sở hữu một đội ngũ inhouse tốt, đôi khi bạn vẫn cần hợp tác với những đơn vị khác cho những dự án đặc biệt. Vì vậy, hãy đảm bảo tiếng nói thương hiệu là đồng nhất ở mọi nội dung đăng tải, bất kể người viết là ai.
Hy vọng những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn khi xây dựng Brand Guidelines cho doanh nghiệp. Nếu bạn không đủ chuyên môn để thiết kế có thể sử dụng các brand guidelines template có sẵn và điều chỉnh lại hoặc liên hệ Vnphoto để được hỗ trợ thiết kế Brand Guidelines chuyên nghiệp, độc quyền riêng cho thương hiệu.