Phối hợp màu sắc đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm nên một file đồ họa đẹp mắt trong AI. Để thực hiện phối màu, trước tiên bạn cần nắm rõ các hệ màu cơ bản có mặt trong ứng dụng này.
- Adobe Illustrator là gì và tại sao bạn nên sử dụng công cụ này?
- Bạn đã nắm rõ các nguyên tắc bố cục trong thiết kế AI chưa?
- Bí quyết ứng dụng màu sắc trong chụp ảnh
Hệ màu RGB
Đây là một trong 2 hệ màu cơ bản mà bạn có thể bắt gặp trong hầu hết các phần mềm đồ họa như AI, Photoshop. Hệ màu RGB bao gồm ba màu cơ bản đó là đỏ (Red), xanh lá (Green) và xanh dương (Blue) với độ đậm nhạt kéo dài từ 0-255. Sự kết hợp giữa 3 màu này sẽ đem lại các tông màu khác nhau, thường được gọi là màu cấp 2 (Secondary). Ví dụ như màu tím, xanh lam, vàng đồng… Tùy theo cường độ của 3 màu chính mà độ sáng của màu sắc tạo ra cũng khác nhau. Bạn sẽ có màu đen nếu kết hợp 3 màu chính với cường độ màu sắc bằng 0 và màu trắng khi kết hợp 3 màu chính với cường độ màu sắc tối đa (255).
Hệ màu CMYK
Cái tên còn lại trong những hệ màu phổ biến nhất chính là CMYK. Hệ màu cơ bản này bao gồm 4 màu cốt lõi Cyan (Xanh) – Magneta (Hồng) – Yellow (Vàng) – Key (Đen). Khác với RGB, CMYK chủ yếu được dùng trong lĩnh vực in ấn. Hệ màu cơ bản này hoạt động theo nguyên tắc phản xạ ánh sáng thay vì phối hợp như RGB.
Hiểu một cách đơn giản, những màu sắc mà bạn nhìn thấy trong tự nhiên thực chất chỉ là màu sắc được phản xạ lại từ ánh sáng mặt trời và truyền vào mắt người. Nếu vật thể không hấp thụ màu nào, mắt chúng ta sẽ nhìn thấy màu đó. Ví dụ, trái cà chua không hấp thụ ánh sáng màu đỏ, nên mắt ta sẽ thấy trái cà chua có màu đỏ. Điều này cũng hoạt động tương tự trong hệ màu CMYK. Thay vì phối hợp các màu thành một màu mới, hệ CYMK sẽ loại dần các màu trong màu gốc ( màu trắng) để cho ra màu mới. Đó là lí do vì sao, khi kết hợp 3 màu Xanh, Hồng, Vàng trong hệ màu CYMK, bạn sẽ được màu đen thay vì trắng.
Hệ màu LAB
Hệ màu Lab là hệ màu cơ bản mô tả tất cả những màu mà mắt người bình thường có thể nhìn thấy được. Vì vậy, màu sắc trong hệ LAB rất đa dạng. Trong đó, chúng ta sẽ có 3 yếu tố chính:
- △L: Gía trị này dao động từ trắng ( lớn nhất, L+) đến đen (nhỏ nhất, L-)
- △a: Gía trị này dao động từ đỏ ( lớn nhất, a+) đến xanh lá (nhỏ nhất, a-)
- △b: Gía trị này dao động từ vàng (lớn nhất, b+) đến xanh dương (nhỏ nhất, b-)
Khi kết hợp cả 3 giá trị này, chúng ta sẽ có những màu sắc khác nhau.
Xem thêm:
- Adobe Photoshop Lightroom là gì?
- Quy trình retouch ảnh dành cho người mới
Hệ màu HSB
Hệ màu cơ bản này được xây dựng dựa trên 3 số liệu:
- Hue ( vùng màu): Đây được gọi là tham số xuất hiện màu sắc. Mỗi một màu sẽ được xác định bằng một tham số khác nhau. Trong Photoshop hay AI, Hue thường xuất hiện như một bảng màu.
- Saturation ( Độ bão hòa): Hiểu một cách đơn giản, độ bão hòa là độ đậm nhạt của một màu sắc. Mỗi một màu sẽ tồn tại nhiều sắc thái khác nhau và chúng được xác định bằng độ bão hòa.
- Bright ( độ sáng): Đây là độ sáng tối của một màu sắc, được tạo ra bằng cách trộn thêm màu đen hoặc trắng.
Các hệ màu chính là nền tảng để phối hợp màu sắc trong thiết kế. Do đó, hãy dành thời gian để tìm hiểu về chúng trước khi sử dụng bất cứ phần mềm thiết kế đồ họa nào nhé!
Theo Vnphoto