Theo nhận định của nhiều người, chụp ảnh đồ ăn là một trong những hình thức chụp ảnh khó khăn nhất.
Giống như vẽ tranh, người chụp phải bắt đầu với ảnh một khung cảnh trống và phải bắt tay xây dựng nó. Hết layer này đến layer khác, người thực hiện phải bắt tay xây dựng từng bước của bức ảnh cho tới khi bức ảnh đạt đến độ hoàn hảo giữa thực tế và nghệ thuật.
Ẩn sau mỗi bức ảnh bởi các nhiếp ảnh gia lại mang một câu chuyện của riêng mình. Tuy nhiên, có một vài bức ảnh lại mang ý nghĩa lại nhiều hơn một câu chuyện. Chính vì thế, VNPHOTO hôm nay xin giới thiệu với các bạn 5 tips để có thể nâng cao được khả năng của mình khi chụp ảnh đồ ăn.
#1: Chọn góc ảnh thích hợp
Trong thực tế, nếu bạn để ý, các bức ảnh đồ ăn chỉ quay đi quẩn lại có một vài góc cố định. Tuy nhiên, muốn thực hiện việc chụp ảnh đồ ăn, bạn phải chọn góc cho riêng mình và góc máy ảnh của bạn sẽ ảnh hưởng đến câu chuyện mà bạn muốn kể thông qua bức ảnh.
>> Xem thêm: 11 góc chụp food tuyệt vời với camera
Hãy xem xét đồ ăn – “nhân vật chính” của bức ảnh, kích thước, chiều cao và những thứ độc đáo của nó rồi hãy đặt camera vào góc mà bạn nghĩ sẽ làm nổi bật lên những đặc tính này. Một số thức ăn có thể nhìn đẹp hơn nếu bạn nhìn từ góc phía trước bên phải, một số khác thì lại là góc trực diện nhìn từ trên xuống. Ví dụ như cái cupcakes phía dưới; lớp kem phủ đầy tinh tế của nó thật sự nổi bật hẳn lên khi nhìn từ trên xuống, tuy nhiên nếu nhìn từ trên xuống, người xem sẽ không thấy được sự nổi bật này.
Bên cạnh đó, nếu chụp từ phía trước, sẽ khó thấy được các nguyên liệu và vẻ đẹp của những tacos cá hồi này. Chính vì thế, chụp thẳng đứng từ trên xuống dưới là góc chụp thích hợp nhất.
#2: Cảnh vật xung quanh
Khi chụp ảnh đồ ăn thì người chụp nên chú ý cố gắng giữ foreground và cả background cho bức ảnh. Có thể kết hợp sử dụng những khoảng trống, tối và những nguyên liệu liên quan đến “nhân vật chính” để có thể làm nổi bật nên dĩa thức ăn của bạn. Nguyên liệu, nước tương, dầu hay dụng cụ bếp có thể làm “nhân vật phụ” để bổ sung thông tin cho “nhân vật chính”.
Nồi, xoong, chảo, thảo mộc hay là khăn bàn có thể cho biết về đĩa thức ăn hay nguyên do tạo ra đĩa thức ăn này. Do đó, đặt một vài dụng cụ như này ở foreground và background của bức ảnh sẽ làm tăng thêm chiều sâu của bức ảnh mà bạn chụp.
#3: Tự nhiên vẫn là quan trọng nhất
Vua trong nhiếp ảnh là ánh sáng và việc bạn có thể kiểm soát được ánh sáng trong bức ảnh của mình có thể giúp cho tấm ảnh của bạn được nâng tầm lên rất nhiều. Vì vậy, việc tận dụng ánh sáng không thuần thục có thể hủy hoại bức ảnh. Kết quả là không một ai sẽ chiêm ngưỡng bức ảnh của bạn. Đảm bảo ánh sáng bức ảnh đủ tốt sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chụp ành đồ ăn.
Đặt 1 tấm khuếch đại ánh sáng giữa cửa sổ và nơi để dĩa thức ăn là việc đầu tiên cần phải làm. Khi có ánh sáng mặt trời chiếu vào, tấm khuếch đại ánh sáng (hoặc là một tấm ra nệm mỏng màu trắng) sẽ cải thiện chất lượng ánh sáng cho bức ảnh bằng cách làm giảm đi các vùng tối và làm nổi bật các tính chât của “nhân vật chính”.
Vật dụng tiếp theo là các tấm các màu trắng và đen. Bạn có thể tự tay làm những tấm card này từ lõi của những tấm bọt. Điều chỉnh những tấm card này, sử dụng những tấm trắng để làm bật sáng lên những chỗ tối và những tấm đen để tạo mảng tối nhằm mang đến cho bức ảnh một độ tương phản hoàn hảo.
Một bật mí nhỏ nữa là đôi khi sử dụng ánh sáng tự nhiên sẽ có hiện tượng blocking (hoặc là “gobos”). Đôi khi những ánh sáng này sẽ làm cho background của bạn sáng hơn so với “nhân vật chính” . Điều này chắc chắn sẽ không tốt cho bức ảnh. Để tránh điều này hãy sử dụng những tấm card màu đen để làm giảm bớt ánh sáng.
#4: Lines và Layers
Làm sao chúng ta có thể thu hút người xem tập trung vào thứ mà ta muốn diễn tả khi có cả những “nhân vật phụ”? Câu trả lời là kỹ thuật sáng tạo ra lines và layers. Trong chụp ảnh đồ ăn, sử dụng những “nhân vật phụ” nhằm tạo ra hiệu ứng lines và layers trong bức ảnh. Đây là môt kỹ thuật phụ nhằm giúp điều hướng ánh mắt của người xem tới “nhân vật chính”.
Bạn có thể sử dụng nhiều dụng cu. Như ảnh bên dưới là một cái muỗng, điều hướng ánh mắt của người nhìn trực tiếp thẳng tới tô đựng bánh đào và kèm.
Do việc chụp ảnh từ trên cao giúp cho người xem thấy được nhiều thông tin bức ảnh hơn trong chụp ảnh đồ ăn, việc tạo lines và layers trong góc chụp này cũng có nhiều cơ hội hơn. Có thể cổ điển như là bộ cutlery trong hình 1 hay là cao cấp hơn chút là dao và những hạt lựu trong hinh 2.
Điều hướng trong bức ảnh bằng layers luôn là sự lựa chọn ưu tiên. Chiếc bánh phô mai mềm của Pháp – Brie được chụp từ phía trước và được đặt chính giữa các đạo cụ và và 2 khoảng không gian làm mờ này. Bằng cách chụp này sẽ tạo ra hiệu ứng layered vô cùng tuyệt vời hướng ánh mắt của người xem tới thẳng “nhân vật chính”.
#5: Phối hợp màu sắc
Một sai lầm phổ biến của nhiều bạn khi mới bắt đầu chụp ảnh đồ ăn chính là chọn những đạo cụ, bàn ghế và background rực rỡ sắc màu. Tuy việc chọn đạo cụ màu sắc phong phú là tốt, tuy nhiên nếu không cẩn thận, nó sẽ là con dao hai lưỡi bởi nó sẽ lấy đi sự chú ý của người xem ra khỏi “nhân vật chính”.
Vì vậy, khi chọn những đạo cụ nên chọn những đạo cụ có màu sắc trung bình và một phần nào đó phản lại với “nhân vật chính” thì càng tốt. Chọn background trung tính như khay màu xám đen và giấy gói bánh như hình dưới sẽ làm tăng thêm sắc đỏ của những quả dâu tây và lá đại hoàng trong những Crostatas.
Một số thủ thuật chụp ảnh đồ ăn đẹp
Khi các nhiếp ảnh gia chụp ảnh đồ ăn cũng vậy, họ sẽ biết cách làm thế nào để những món ăn trở nên đẹp mắt và ngon mắt nhất.
Không phải lúc nào bạn sử dụng các đồ ăn thật cũng cho hiệu ứng hình ảnh đẹp mắt. Đôi khi bạn cần dùng “đồ giả” để có thể tạo ra những sản phẩm đẹp mắt hơn. Dưới đây là một số ví dụ giúp bạn có thêm các mẹo khi chụp ảnh đồ ăn.
Sâm-panh giả được làm bằng nước, nước tương và một loại thuốc sủi để tạo bong bóng. Đồ ăn thì được đỡ bằng một tấm nhựa màu xanh.
Các loại kem bạn thường thấy được sử dụng bằng khoai tây trộn, thêm một chút đường và chất tạo màu thực phẩm.
Màu trắng mà bạn thấy trên chùm nho được sử dụng bằng phấn rôm trẻ em, tất cả mọi thứ được giữ bằng một dây mảnh và một cây đũa.
Bánh kém được trang trí bằng cách sử dụng bình sơn xịt còn kem trên bánh được sử dụng bằng bọt cạo râu, loại bọt này sẽ không gây mùi khi sử dụng trong studio.
Dầu motor được sử dụng để giúp thịt bóng hơn, sáng hơn cho chụp ảnh, còn xi đánh giày sử dụng tạo độ tối cho miếng thịt không bị quá đỏ. Keo xịt tóc sử dụng để giúp ca-rot nhìn bóng hơn.
Thay vì sữa, nhiếp ảnh gia đã sử dụng keo PVA, sữa thật sẽ khiến thức ăn bị nhão ra khiến rất khó chụp ảnh.
vnphoto sưu tầm.
Nếu bạn có những ý kiến nào hay cho chủ đề này, hãy gửi chia sẻ cho diễn đàn nhiếp ảnh VNPHOTO nhé!